Mỗi dịp tết đến xuân về mọi người đều chúc phúc cho nhau, chúc nhau Phúc lộc đầy nhà, và nhiều nhà treo tranh chữ Phúc để mong muốn gia đình được gặp nhiều phúc lành. Vậy tranh chữ Phúc có ý nghĩa như thế nào?
- Phúc (hay còn gọi là Phước) là biểu trưng cho sự may mắn, sung sướng và hạnh phúc. Từ ngày xưa con người đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ Phúc, mà ngày nay chúng ta thường thấy trong các tài liệu nghiên cứu, các áng văn chương, trong kiến trúc, trong các vật trang trí và ngay cả trên các y phục…
- Chữ Phúc gồm bộ thị đi liền ký tự phúc. Bộ thị vốn là hình vẽ cái bàn thờ. Ký tự phúc - mà người đời sau chiết thành nhất khẩu điền - vốn là hình vẽ một vò rượu. Nghĩa là cầu cho trong nhà được bình rượu luôn đầy. Thế là đầy đủ, dồi dào và hoàn bị. Ý nghĩa của chữ phúc thoạt kỳ thủy tương tự chữ phú, ngày nay được hiểu là giàu.
- Trong quan niệm cổ truyền của gia đình người Việt, chữ Phúc có vị trí quan trọng hàng đầu. Phúc còn có nghĩa là "thuận lợi", "đồng thuận". Thuận có nghĩa là từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài đều thông suốt, không có gì trở ngại. Trên thuận trời đất, dưới thuận vua tôi, dưới nữa thuận cha mẹ, con cái. Đời sống tinh thần bên trong và đời sống vật chất bên ngoài đều thuận lợi không có gì trắc trở, như vậy gọi là thuận, là Phúc. "Nhà có phúc" là ước vọng, là niềm vinh dự của người Việt Nam. Vì lẽ đó, cứ Tết đến xuân về, người ta thường viết chữ “phúc” trên một tờ giấy đỏ vuông dán ngoài cửa và xem như là một lá bùa chúc tụng điều may mắn trong năm.
- Do vậy, treo tranh đồng chữ Phúc vừa giúp cho không gian trở nên đẹp hơn lại còn giúp mang may mắn, hạnh phúc, tài lộc cho chủ nhà. Bức tranh chữ bằng đồng này là một kiệt tác tranh đồng mỹ nghệ được các nghệ nhân của Bảo Long sáng tạo ra các tác phẩm chữ Phúc đầy nghệ thuật như hóa rồng, hóa phượng, trạm trổ.